Bệnh do Trùng bánh xe

BỆNH TRÙNG BÁNH XE

 

Bệnh thường xuất hiện trên nhiều loại cá: Mè trắng, chép, trắm cỏ, tra, trê, bóng tượng, hường, tai tượng, ...Trong ao hồ ương cá giống bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến vào mùa mưa, thời tiết mát mẻ, mùa khô ít phát triển hơn.

 

DẤU HIỆU: 


§ Khi mới mắc bệnh trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá thường có nổi từng đàn trên mặt nước và thích tập trung nơi nước chảy. Thích cọ mình vào thành bể và cây cỏ cảm giác như ngứa ngáy, riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên trên mặt nước và lắc mạnh.


§ Khi bệnh trùng ký sinh ở tơ mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở. Những con bị bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng, cá bơi lung tung không định hướng, cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đấy ao và chết.


§ Khi thời tiết u ám, không nắng nhiệt độ mát mẻ, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng thành dịch bệnh làm cá chết hàng loạt. Đàn cá nuôi bệnh nhẹ thì gầy sức, nếu không chữa trị kịp thời cả sẽ chết nhiều. Khi trùng bám dầy đặc trên da, vây và thắng cá, cá sẽ bị chết.

 

HÌNH ẢNH MINH HỌA: 

 

Cá bị nhiễm trùng bánh xe

 

NGUYÊN NHÂN


§ Trùng bánh xe có thể sống tự do trong nước (ngoài ký chủ) 1 - 1,5 ngày. Trùng ký sinh chủ yếu, da, mang, khoang mũi của cá. Bệnh này tác hại lớn cho các cơ sở ương nuôi cá giống. 

 

Trùng bánh xe


§ Cá bệnh nặng không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 80%. 


§ Bệnh thường ở những ao, bể ương nuôi với mật độ dầy và môi trường nuôi cá quá dơ bẩn. 


PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH


§ Giữ môi trường luôn sạch bằng cách thường xuyên sử dụng BKC 80% để diệt trùng bánh xe và Probio Yucca để phan hủy mùn bã đáy.


§ Dùng CuSO4 ngâm cá với nồng độ 0,5 – 0,7 g/m3 nước hay tắm cá bệnh với nồng độ 2 – 5g/m3 nước trong thời gian 5 15 phút.


§ Dùng muối ăn (NaCl) 2 – 3% tắm cho cá trong thời gian 5 – 15 phút

 


  Bệnh CáKỸ THUẬTPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH