BỆNH VI KHUẨN DẠNG SỢI Ở TÔM

DẤU HIỆU

  • Khi bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi ở cường độ thấp không thể hiện bệnh lý, nhưng khi nhiễm ở cường độ cao, bao phủ trên phần phụ, bề mặt cơ thể và mang thể hiện những dấu hiệu sau: Lờ đờ, kém ăn, bẩn mình, mang tôm chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng hay màu đen do xác tảo, vảnh vụn hữu cơ bị gữi lại ở các thể sợi của vi khuẩn, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp vận động, bắt mồi. Tôm bị nhiễm nặng thường dạt bờ, chết rải rác.
  • Ở giai đoạn tôm lớn hơn trong ao nuôi thương phẩm, cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý do nhiễm khuẩn dạng sợi. Khi tôm bị bệnh, trên thân và trên mang tôm thường rất bẩn, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo loại sinh vật hay vật chất vướn vào các thể sợi của vi khuẩn dạng sợi, làm mang và cơ thể tôm bẩn, đổi màu. Tôm bệnh nặng thường nổi đầu, vào bờ và chết rải rác. 

NGUYÊN NHÂN

  • Tác nhân gây bệnh chủ yếu là một số giống vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae, Leucothrix mucor, Cytophag sp., Flexibacter sp…
  • Các vi khuẩn này có thể độc lập hay phối hợp với nhau gây bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ của tôm bệnh. Vi khuẩn chỉ tồn tại ở các thể dinh dưỡng, chúng không hình thành bào tử. Chúng là một thành viên của khu hệ vi sinh vật hoại sinh sống trong biển và cửa sông.
  • Chúng có thể bám trên bề mặt phía ngoài của nhiều loài động vật thủy sinh. Chúng có khả năng phân giải Cenlulose, kitin và các hợp chất hữu cơ khác.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

  • Để phòng bệnh cần đảm bảo chất lượng môi trường tốt, quản lý chất thải hữu cơ. 
  • Khi phát hiện có nhiễm vi khuẩn dạng sợi nhưng chưa xuất hiện bệnh lý có  thể dùng BKC 80% để trừ tảo và dùng Probio Yucca để làm sạch nước nuôi.


  Bệnh TômPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH