Bệnh hoại tử gan tụy (Vibrio)

BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY
(EMS/AHPNS)

Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) cũng  còn  gọi  là  chứng  hoại  tử  gan - tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú) dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.

DẤU HIỆU: 

1. Trên cả đàn tôm

  • Giai đoạn đầu thường triệu chứng không rõ ràng, tôm chậm lớn và chết ở đáy ao.
  • Sau khi phát bệnh có hiện tượng mềm vỏ, biến màu; tôm bệnh lờ đờ, bơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết rất nhanh sau khi phát bệnh 2-3 ngày.
  • Một số trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và chết rất nhanh khi cho ăn lại.

2. Trên tôm bệnh

  • Gan tôm bệnh sưng to, mềm nhũn, biến màu; một số thì teo lại và dai, vỏ mềm, đục cơ.
  • Trên gan xuất hiện đốm đen, tế bào gan bị hoại tử, chất béo dự trữ trên gan không còn.

HÌNH ẢNH MINH HỌA: 


Tôm bệnh (trái) và tôm không bệnh (phải)

NGUYÊN NHÂN

  • Do một loại vi khuẩn tương đối phổ biến đó là Vibrio parahaemolyticus. Vi khuẩn này đã bị nhiễm bởi một loại thể thực khuẩn (phage) làm cho chúng sinh ra một loại độc tố cực mạnh. 


Vibrio parahaemolyticus

  • Vi khuẩn được lây truyền qua đường miệng, sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa tôm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô và làm rối loạn chức năng của gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân gây tôm chết sớm trong thời gian từ ngày 15-45 ngày tuổi.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

  • Chọn tôm giống sạch để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ sang tôm con.
  • Đảm bảo nguồn nước, dụng cụ và thiết bị trong trại sạch khuẩn; sát trùng ao nuôi trước khi thả, xử lý diệt khuẩn nước vào cẩn thận bằng sản phẩm BKC.
  • Không thả nuôi ở mật độ quá cao; sử dụng thức ăn an toàn; bổ sung các loại vitamin A, C, E và glucan bằng sản phẩm Vita 888.
  • Quản lý môi trường nuôi tốt và ổn định bằng sản phẩm men vi sinh Enzyme Growth. Hạn chế dụng kháng sinh; loại bỏ chất gây độc cho gan tụy tôm như ion kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật…
  • Khi xảy ra bệnh, phải xử lý nước bằng thuốc diệt khuẩn (chlorine, formol) trước khi xả ra ngoài nhằm tránh lây nhiễm bệnh.

  Bệnh TômPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH