Bệnh Đốm đỏ

BỆNH ĐỐM ĐỎ

DẤU HIỆU

  • Cá bệnh có dấu hiệu ban đầu là kém ăn hoặc bỏ ăn. Da cá bị sậm màu, cá mất nhớt và khô (ở cá bống tượng khi bệnh cá mất hết nhớt và được gọi là bệnh tuột nhớt). Cá trê bệnh thường hay tách đàn và treo râu.
  • Các đốm màu đỏ xuất hiện trên thân cá, các gốc vây, quanh miệng và xuất huyết. Râu có thể xuất huyết hoặc bạc trắng. Các đốm đỏ trở thành các vết loét và ăn sâu vào trong cơ. Các vây bị rách nát và dần dần bị rụng đi. Xoang bụng và các cơ quan nội tạng cũng bị xuất huyết . 
  • Thủy tinh thể mắt bị đục và lồi ra ngoài. Xoang bụng tiết nhiều dịch nhờn và có mùi hôi. Túi mật sưng to, gan đổi màu thành màu xanh tái.
  • Tỷ lệ cá chết vì bệnh này tương đối cao như ở cá thịt 30% -70%, còn ở cá giống là 90 - 100% . 

HÌNH ẢNH MINH HỌA


Cá bị lở loét do mắc bệnh đốm đỏ

NGUYÊN NHÂN

  • Bệnh do vi khuẩn thuộc họ Vibrionaceae, giống Aeromonas gây nhiều dạng bệnh với các triệu chứng khác nhau. Bệnh xảy ra chủ yếu ở cá Chép, Trắm cỏ, Trê, Tai tượng, Basa,…


Vi khuẩn Aeromonas hydrophila có một tiên mao. Ảnh kính hiển vi điện tử (theo Bùi Quang Tề, 1998).

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Phòng bệnh

  • Biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất không để cho động vật nuôi thuỷ sản bị sốc do môi trường thay đổi xấu bằng cách sử dụng TN – Antistress để giảm stress cho cá, sử dụng Oxygen Plus khi cần thiết và Probio Yucca khi môi trường nước ô nhiễm và chứa nhiều khí độc.
  • Đối với bè nuôi cá thường xuyên treo túi vôi, mùa xuất hiện bệnh 2 tuần treo một lần, mùa khác một tháng treo 1 lần. Vôi có tác dụng khử trùng và kiềm hoá môi trường nước. Lượng vôi tính trung bình 2 kg vôi nung/10m3. Bè lớn treo nhiều túi và bè nhỏ treo ít túi tập trung ở chỗ cho ăn và phía đầu nguồn nước chảy. Đối với các ao nuôi áp dụng tẩy dọn ao như phương pháp phòng tổng hợp. Cũng định kỳ mùa bệnh 2 tuần rắc xuống ao 1 lần, mùa khác rắc 1 tháng 1 lần, liều lượng trung bình 2 kg vôi nung/100 m3 nước. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm lượng TN – Energy C cho vào thức ăn trước mùa bệnh.

2.  Trị bệnh

  • Có thể dùng một số kháng sinh, thảo mộc có tác dụng diệt khuẩn điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu như sau:

                + Cá giống dùng phương pháp tắm thời gian 1 giờ bằng cách sử dụng OK3 Mycine-Vit

               + Cá thịt dùng phương pháp cho ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh. Sulfamid liều dùng 150-200 mg/1 kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-04-12: liều dùng 2-4 g/1 kg cá/ngày.

  • Cho cá ăn liên tục từ 5-7 ngày. Riêng với kháng sinh từ ngày thứ 2 trở đi liều lượng giảm đi 1/2 so với ngày đầu.


  Bệnh CáPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH