Bệnh đục thân

BỆNH HOẠI TỬ CƠ (IMNV)

Bệnh hoại tử cơ hay còn gọi là bệnh đục thân. Bệnh thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng và có thể lây bệnh sang kể cả tôm sú, thường xuất hiện đối với tôm nuôi thâm canh từ 40 ngày tuổi trở lên.

DẤU HIỆU: 

  • Phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, có khi xuất hiện đốm đen rồi ăn vào thân trông như đục cơ. 
  • Nếu không phát hiện điều trị kịp thời, tôm sẽ trở nên nặng hơn và lây lan bầy đàn và gây hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ từ thấp dần lên cao. 
  • Bệnh IMNV thường gây tỉ lệ chết cho tôm thẻ chân trắng trong khoảng từ 40 cho đến 70%.
  • Khi bị cấp tính Tôm thường có các biểu hiện: Phần cơ bụng và cơ đuôi trắng đục, do vậy có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở các vùng cơ này. Ao tôm nhiễm IMNV mức độ nặng có thể chết đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày.
  • Bệnh hoại tử cơ thường có thể xuất hiện sau khi chài tôm, sự thay đổi đột ngột độ mặn hay nhiệt độ gây sốc tôm ...Tôm chết nhưng ruột đầy thức ăn, ngay trước thời điểm bị các yếu tố gây sốc trên.

HÌNH ẢNH MINH HỌA: 


Tôm bị bệnh hoại tử cơ

NGUYÊN NHÂN

  • Là một bệnh truyền nhiễm do virus Infectious myonecrosis virus (IMNV) gây ra.

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

  • Đối với hoại tử cơ, đây là bệnh do virus nên chưa có thuốc đặc trị.
  • Cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi; giữ ổn định môi trường - tránh thay đổi nhiều về nhiệt độ, nồng độ oxy trong nước và độ mặn; quan trọng là nguồn giống sạch bệnh. 
  • Sử dụng chế phẩm sinh học như Probio Yucca để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh.
  • Có thể khử trùng nước định kỳ bằng BKC để giảm virus và vi khuẩn trong ao, sau khoảng 48 giờ, dùng chế phẩm sinh học Probio Yucca để phục hồi hệ vi sinh trong ao.
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp tôm khỏe và đề kháng tốt với sự thay đổi môi trường cũng như sự tấn công của dịch bệnh như khoáng tạt Vita Mineral và Vita 888.

  Bệnh TômPHÒNG VÀ TRỊ BỆNH