VITAMIN B1

VITAMIN B1 


Vitamin B1 (Thiamin) là được phân loại từ hổn hợp vitamin nhóm B. Hàm lượng rất nhỏ Vitamin B1 được tìm thấy trong hầu hết các thức ăn thông thường, và thực phẩm thông thường chứa 1 lượng đáng kể. Ví dụ: 50/100 theo xếp hạng của WHFoods là tốt, rất tốt, hoặc hoàn hảo của Vitamin B1. Trong phạm trù này, việc thiếu hụt vitamin B1 thì lại phổ biến hơn suy dinh dưỡng tại Mỹ.

Tuy nhiên, lý do đơn giản cho việc thiếu hụt này mặc dù mặc dù vitamin B1 được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn là việc chế biến thức ăn. Vitamin B1 dễ bị phá hủy bởi các quy trình chế biến thức ăn hiện đại. Qua từng quy trình, lượng vitamin sẽ bị mất dần trong chế biến và chúng ta mất một lượng lớn vitamin B1 trong thức ăn. 

Bởi chính những lý do này, vitamin B1 là một nghiên cứu cần thiết về việc chế biến thực phẩm một cách khôn ngoan và các kỹ năng chế biến thực phẩm tránh làm mất vitamin.

Theo những thực phẩm đã được thống kê, chúng ta có một nguồn đầy đủ vitamin B1 (măng tây), 10 nguồn rất tốt, và 39 nguồn tốt. Tất cả các loại thực phẩm cho sức khỏe trên thế giới, loại trừ một số loại gia vị và chất tạo ngọt, đều có một ít vitamin B1. Có đến 61 phương pháp với hơn 1 phần tư chế dộ dinh dưỡng liên quan đến vitamin B1. 

1. VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

a. Thúc để quá trình tạo năng lượng

Như những vitamin nhóm B khác, vitamin B1 là một chìa khóa trong quá trình chuyển hóa năng lượng từ carbonhydrates và chất béo. Thực tế rằng, chúng ta có thể dể dàng thấy rằng vitamin B1 đóng vai trò quan trọng nhất, hoạt động như là một cầu nối giữa các bước ít năng lượng của việc phá vỡ cấu trúc cacbohydrate ban đầu và giàu năng lượng như chu trình Kreb và chuỗi truyền điện tử.

Vì vitamin B1 có vai trò trong tâm trong quá trình chuyển hóa năng lượng, việc thiếu hụt dưỡng chất này kéo theo sự suy yếu các chức năng quan trọng của cơ thể. Thiếu vitamin B1 trầm trọng và kéo dài – hiếm thấy ở Mỹ - gây tổn thương đến hệ thần kinh, tim mạch, chức năng tiêu hóa và các cơ quan khác.

b. Cung cấp hệ thống hỗ trợ thần kinh

Não bộ là cơ quan cần nhiều năng lượng nhất trong cơ thể người. Như vậy, không quá lạ khi việc thiếu hụt vitamin B1 thông thường sẽ dẫn đến một số vần đề về thân kinh. Điều lạ ở đây là vitamin có liên quan đến nhiều trường hợp khác nhau, từ các vấn đề về não liên quan đến rượu cho đến bệnh Alzheimer’s và Parkinson’s.

Thêm váo đó là cai trò sản xuất năng lượng, vitamin B1 tham gia như là một chìa khóa trong cấu trúc và tính toàn vẹn của tế bào não. Nếu thiếu hụt trầm trọng hoặc xãy ra ở một giai đoạn nào đó trong phát triển não bộ, những tổn thương có thể khá nặng nề.

2. NHỮNG NGUỒN THỰC PHẨM CHỨA VITAMIN B1

Như một quy tắc chung, các loại đậu và rau xanh chứa nhiều vitamin B1 nhất trong các nguồn thực phẩm. Các loại đậu và hạt có thể chứa nhiều vitamin B1. 

Một vài đánh giá về sức khỏe thế giới, rau xanh là nguồn cung cấp vitamin B1 tốt. Các loại rau bao gồm bông cải xanh, hành, đậu xanh, bí dao, cà rốt, cải xoăn và cá chua. Giàu dưỡng chất và được đánh giá là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin B1 là đậu xanh, rau dền, bắp cải Brussels, cải chân vịt, bắp cải, cà tím, rau diếp Romaine và nấm hương. Nguốn cung cấp vitamin B1 tốt nhất theo tổ chứ WHFoods là măng tây.

Nguồn cung cấp vitamin B1 từ các họ hạt bao gồm hạt hướng dương và hạt đay. Nguồn cung cấp tốt nhất của cây họ đậu bao gồm đậu navy, đậu đen, đậu ngự, đậu cove và đậu tây, đậu lăng và đậu sấy khô.

Xếp hạng của World's Healthiest Foods ranked về nguồn cung cấp vitamin B1
Thực phẩmLượng cung cấpCalsLượng(mg)DRI/DV(%)Tỷ trọng dinh dưỡngWorld'sHealthiestFoods xếp hạng
Măng tây1 cup39.60.292411.0excellent
Hạt hướng dương0.25 cup204.40.52433.8very good
Đậu xanh1 cup115.70.36304.7very good
Hạt đay2 TBS74.80.23194.6very good
Bắp cải Brussel1 cup56.20.17144.5very good
Rau dền1 cup38.90.17146.6very good
Cải Spinach1 cup41.40.17146.2very good
Bắp cải1 cup43.50.1193.8very good
Cà tím1 cup34.60.0873.5very good
Rau diếp Romaine 2 cups16.00.0766.6very good
Nấm hương1 cup15.80.0766.6very good
Đậu Navy1 cup254.80.43362.5good
Đậu đen1 cup227.00.42352.8good
Lúa mì0.33 cup217.10.40332.8good
Đậu sấy khô1 cup231.30.37312.4good
Đậu lăng1 cup229.70.33282.2good
Đậu ngự1 cup244.50.33282.0good
Đậu cove1 cup216.20.30252.1good
Yến mạch0.25 cup151.70.30253.0good
Vừng0.25 cup206.30.28232.0good
Đậu tây1 cup224.80.28231.9good
Đậu phộng0.25 cup206.90.23191.7good
Khoai lang1 cup180.00.21181.8good
Đậu phụ4 oz164.40.18151.6good
Cá ngừ đại dương4 oz147.40.15131.5good
Dứa1 cup82.50.13112.4good
Cam1 medium61.60.1192.7good
Bông cải xanh1 cup54.60.1082.7good
Hành1 cup92.40.0981.5good
Cải rổ1 cup62.70.0871.9good
Bí tây1 cup36.00.0873.3good
Cà rốt1 cup50.00.0872.4good
Cà chua1 cup32.40.0763.2good
Dưa vàng1 cup54.40.0761.9good
Cải xoăn1 cup36.40.0762.9good
Cải bẹ xanh1 cup36.40.0652.5good
Củ cãi đường1 cup28.80.0653.1good
Cải cầu vồng1 cup35.00.0652.6good
Cải thìa1 cup20.40.0543.7good
Dưa hấu1 cup45.60.0541.6good
Ớt chuông1 cup28.50.0542.6good
Súp lơ1 cup28.50.0542.6good
Nho0.50 medium41.00.0541.8good
Dưa leo1 cup15.60.0332.9good
Nghệ2 tsp15.80.0332.9good
Mù tạt2 tsp20.30.0332.2good
Rong biển1 TBS10.80.0334.1good
World's HealthiestFoods đánh giáNguyên tắc
excellentDRI/DV>=75% ORDensity>=7.6 AND DRI/DV>=10%
very goodDRI/DV>=50% ORDensity>=3.4 AND DRI/DV>=5%
goodDRI/DV>=25% ORDensity>=1.5 AND DRI/DV>=2.5%

3. TÁC ĐỘNG CỦA NẤU ĂN, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN

Ít dưỡng chất có nguy cơ bị phá hủy trong quá trình chề biến thức ăn hơn vitamin B1. Nó dễ bị tổn hại bởi nhiệt, không ổn định khi bảo quản và thường bị tách khỏi thức ăn trong quá trình chế biến và hâm nóng.

Vitamin B1 dễ bị phá hủy bởi nhiệt. Các cách nấu ăn thông thường và sử dụng lò vi sóng được cho là có thể giảm sự hao hụt vitamin B1 trong thức ăn từ 20 – 50%. Việc nấu ăn bằng nhiệt độ cao trong thời gian dài là phương pháp chế biến gây nhiều tổn hại nhất trong vấn đề này. Một nhóm nghiên cứu đã chỉ ra tổng thiệt hại trong ngũ cốc rang ở 300oF (205oC) trong 1 giờ.

Một trong những vấn đề hang đầu về sức khỏe có liên quan đến thiếu hụt vitamin B1 là bệnh tê phù. Bệnh hiếm thấy tại Mỹ nhưng trong lịch sử, bệnh là một vấn đề đặc biệt của quốc gia phụ thuộc vào gạo và người vo gạo trước khi nấu. Kể cả B1 chứa ở lớp bên ngoài của gạo cũng bị rửa đi mất. Trong khi một vài người ở Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh tê phù (chủ yếu họ không phụ thuộc quá nhiều vào gạo là nguồn cung cấp B1), chế biến gạo và các loại ngũ cốc khác rất có thể làm mất một lượng lớn B1. Để tránh tình trạng này, một lý do được nhấn mạnh là sử dụng các thực phẩm hoàn toàn tự nhiên.

4. NGUY CƠ THIẾT HỤT DINH DƯỠNG

Nguy cơ thiếu hụt B1 tại Mỹ thì rất quan trọng. Gần 20% người dân trên 2 tuổi không đạt lượng B1 theo yêu cầu mỗi ngày.

Trong một chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nếu chúng ta không có ít nhất khẩu phần đậu và hạ, chúng ta sẽ mất một nữa giá trị dinh dưỡng B1 trong một ngày. Thay vào đó nếu sử dung rau xanh sẽ là cách tốt để đạt nhu cầu dinh dưỡng cả ngày.

Người bị suy tim, mắc bệnh liên quan đến dạ dày và ruột, và bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ cao trong việc thiếu hụt B1. Trong mỗi nhóm này, việc khôi phục lại mức B1 có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến chứng của bệnh.

Ngay cả trường hợp không mắc bệnh, người lớn tuổi cũng có tỉ lệ thiếu hụt B1 cao. Việc này, ít nhất một phần, do sự suy giảm khả năng hấp thụ B1 trong ăn uống, cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã không thể lý giải được hiện tượng này.

Một vài thực phẩm có chứa những chất là tổn hại đến vitamin B1, hầu hết trong số này là những thực phẩm chúng ta không sử dụng thường xuyên (như sò o61cso61ng hay tằm) hoặc mốc nhiễm trong thực phẩm.

Có lẽ chất ức chế quan trọng nhất và được biết đến nhiều nhất của vitamin B1 ở người là lạm dụng rượu. Alcoholics sử dụng nhiều vitamin B1 để giải độc rượu, thường xuyên sử dụng ít vitamin B1 do thói quen ăn uống không đầy đủ, gặp vấn đề trong việc hấp thự vitamin B1 trong ruột, và và đào thải ra nhiều vitamin. Đây là một nguyên nhân hoàn hảo cho việc tăng nguy cơ thiếu hụt.

5. MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC DƯỠNG CHẤT KHÁC

Cách đặt tên các loại vitamin khá khó hiểu, một số chỉ là các cái còn một số vừa có chữ vừa có số. Những con số đôi khi liên tiếp, đôi khi lại không.

Trong lịch sử, vitamin B được coi là một phần của một hợp chất bởi vì ban đầu chúng không được hiểu là từ nhiều loại vitamin khác nhau, Trong thực tế, các loại vitamin B có khuynh hướng chồng chéo nhau và tăng cường hoạt động với các loại khác. Khi các vitamin nhóm B đã sẵn sang, chúng hoạt động như một nhóm để đảm bảo rằng các tế bào có đầy đủ năng lượng được cung cấp.

Vitamin B1 là một ví dụ tốt trong việc tương tác phức tạp này. Khi một vitamin B khác bị thiếu hụt, đặc biệt là acid folic và vitamin B12, việc hấp thụ vitamin B1 bị tổn hại. Trong chiều ngược lại, nếu sự thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng có thể dẫn đến tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ các dưỡng chất khác.

6. NGUY CƠ NGỘ ĐỘC TỪ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ báo cáo nào về độc tính liên quan đến việc hấp thụ vitamin B1 trong chế độ ăn uống. Khi nguồn cung cấp vitamin vượt quá yêu cầu, cơ thể sẽ đào thải lượng dư thừa. Để phản anh việc thiếu bằng chứng gây ngộ độc, Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia đã không lựa chọn việc thiết lập một ngưỡng hấp thụ vitamin B1.

7. DANH SÁCH CÁC BỆNH

-Bệnh tê phù (beri-beri)

-Bệnh não Wernicke

-Suy tim sung huyết

-Bệnh tiểu đường

-Bệnh Alzheimer

-Tăng huyết áp động mạch phổi

-Suy gan

-Nghiện rượu

-HIV/AIDS

8. KHUYẾN NGHỊ Y TẾ CÔNG CỘNG

Năm 1998, Hội đồng quản trị của Viện Hàn lâm Khoa học Thực phẩm và đinh dưỡng đã thành lập chỉ số DRI (Giá trị tham khảo nhu cầu hấp thu trong chế độ ăn uống) cho vitamin B1. DRIs bao gồm chỉ số Hấp thu đầu đủ (AI) được khuyến nghị ở trẻ nhò dưới 1 tuổi, và đề xuất khẩu phần ăn cho tất cả các cá nhân khác. Tất cả DRIs cho vitamin B1 được tóm tắt như sau:

0 – 6 tháng: 0,2 mg

6 – 12 tháng: 0,3 mg

1 – 3 tuổi: 0,5 mg

4 – 8 tuổi: 0,6 mg

9 – 13 tuổi: 0,9 mg

14 – 18 tuổi (nữ): 1,0 mg

14 – 18 tuổi (nam): 1,2 mg

Trên 19 tuổi (nữ): 1,1 mg

Trên 19 tuổi (nam): 1,2 mg

Phụ nữ mang thai: 1,1 mg

Phụ nữ cho con bú: 1,4 mg

Giá trịn hàng ngày của vitamin B1 là 1,5 mg cho mỗi 2000 calories trong chế độ dinh dưỡng. Đây là giá trị mà có thể tìm thấy được liệt kê trong nhãn thực phẩm.


  DINH DƯỠNG