VITAMIN B9

VITAMIN B9 (ACID FOLIC)


Acid folic hay folate là một loại vitamin B. Nó còn được gọi là vitamin M, vitamin B9, vitamin Bc (hoặc folacin), pteroyl-L-glutamic acid, và pteroyl-L-glutamate.

Các thực phẩm phẩm chức năng thường được các nhà sản xuất sử dụng folate dưới nhiều dạng khác nhau của từ acid folic “tinh khiết”: trong hóa học, folate thường được đề cập như một phân tử tách ion, và acid folic cùng các phân tử trung tính xuất hiện trong nước. 

Acid folic thường được tổng hợp nhân tạo trong sản xuất và được sử dụng là thực phẩm tăng cường và bổ sung trên lý thuyết có khả năng chuyển hóa thành folate. Tuy nhiên, acid folic là một dạng oxy hóa tổng hợp, không được tìm thấy ở thực phẩm tự nhiên. Để có thể sử dụng thì phải được chuyển sang tetrahydrofalate (acid tetrahydrofolic) bởi enzyme reductase dihydrofalate (DHFR). Nhiều bằng chứng cho thấy quá trình này thường diễn ra chậm ở người.

Vitamin B9 cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Con người không thể tự tổng hợp folate. Do đó, acid folic được cung cấp thông qua chế độ ăn uống để đáp ứng đủ nhu cầu hằng ngày. Cơ thể cần folate để tổng hợp DNA, sửa chữa DNA và metyl hóa DNA chững như hoạt động như một cofactor trong nhiều phản ứng sinh học nhất định. Đặc biệt. chúng khá quan trọng trong việc hỗ trợ phân chia và tăng trưởng tế bào, chẳng hạn như trong giai đoạn phôi thai và mang thai. Trẻ em và người lớn đều cần folate để sản xuất tế bào hồng cầu và ngăn ngừa thiếu màu.

Folate và acid folic lấy tên của họ từ Folium, tiếng Latin là “lá”. Folate tự nhiên có trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là trong các rau ăn lá có màu sẫm.

Thiếu folate trong chế độ ăn uống có thể gây thiếu hụt. Thiếu hụt hoàn toàn folate thường mất vài tháng trước khi tình trạng thiếu hụt vì trong cơ thể người bình thường sẽ dự trữ khoảng 500 – 20.000 mg folate. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, đáng chú ý nhất là khuyết tật ống thần kinh ở phát triển phôi – một dị tật bẩm sinh khá hiếm gặp ảnh hưởng chỉ 300.000 (0,02%) trẻ sinh ra trên toàn cầu mỗi năm. Triệu chứng thường gặp của thiếu folate bao gồm tiêu chảy, thiếu máu kèm theo mệt mỏi hoặc khó thở, tổn thương thần kinh và tê tay chân (bệnh thần kinh ngoại biên), các biến chứng khi mang thai, rối loạn tâm thần, hay quên hoặc thiếu hụt nhận thức, trầm cảm, đau hoặc sung lưỡi, loét dạ dày, tá tràng hoặc loét miệng, đau đầu, tim dập nhanh, khó chịu và rối loạn hành vi. Mức độ thấp có thể dẫn đ16n tích lụy homocysteine, cũng có liên quan đến phát sin hung thư. Tuy nhiên, không chỉ bằng việc tiêu thụ ở mức đề nghị (hoặc cao hơn) lượng acid folic từ thực phẩm hay thực phẩm chức năng có thể làm giảm khả năng mắc ung thư.

1. LỢI ÍCH SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ TIỀM ẨN

a. Mang thai

Lượng folate hấp thụ trong suốt thời gian dự kiến (là thời gian nagy trước và sau khi một người phụ nữ mang thai) giúp bảo vệ để chống lại một số dị tật bẩm sinh, bao gồm cả dị tất khuyết ống thần kinh. Các khuyết tật ống thần kinh là bất thường và khá nghiêm trọng trong việc phát triển hệ thống thần kinh của phôi trong vài tuần đầu tiên của thai kì, có thể dẫn đến dị tật xương sống, xương sọ và não; các khuyết tật ống thần kinh thường gặp nhất là bệnh nứt đốt sống và thiếu não. Nguy cơ dị tật ống thần kinh sẽ giảm đáng kể khi acid folic được bổ sung và tiêu thụ, cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh trước khi thụ thai và trong tháng đầu tiên sau khi thị thai. Bổ sung acid folic cũng đã chứng minh được là sẽ giảm nguy cơ dị tật tim bẩm sinh, hở môi, các khuyết tật tay chân, bất thường ở đường tiết niệu. Thiết folate trong khi mang thai tăng nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, chậm phát triển, cũng như tăng mức độ homocysteine trong máu, có thể dẩn đến sảy thai và mang thai biến chứng tự phát, chẳng hạn như bong non và tiền sản giật. Các phụ nữ đang mang thai được khuyên dung các thực phẩm bổ sung acid folic hoặc uống thuốc bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu folate để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. một số cho rằng tất cả phụ nữ không mang thai nên dung 400 µg acid folic tổng hợp hằng ngày từ thực phẩm bổ sung để đảm bảo đủ lượng acid folic, ngay cả trường hợp thai ngoài ý muốn. Chỉ số RDA cho phụ nữ mang thai thường là 600 µg, mặc dù có thểm lên đến 4mg (4000 µg) theo báo cáo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Công cộng Mỹ trước đây. Các cơ chế và lý do tại sao acid folic ngăn ngừa dị tật bẩm sinh còn là điều chưa thể giải thích. Đã có giả thuyết cho rằng các yếu tố tăng trưởng giống với Insulin 2 gen à một dạng metyl hóa khác và những thay đổi của IGF2 có thể cải thiện tăng trưởng và phát triển trong tử cung. Sự thấy bại của metyl hóa trong khung tế bào có liên quan đến dụ tất ống thần kinh. Khoảng 85% trong nghiên cứu về phụ nữ tại Irish được sử dụng acid folic trước khi có thai, nhưng chỉ có 18% sử dụng đủ acid folic để đáp ứng nhu cầu hiện có, do thách thức trong phát triển kin tế. Bổ sung acid folic có thể bảo vệ bào thai khỏi bệnh khi người mẹ mắc một căn bệnh, dung thuốc hoặc hút thuốc trong khi mang thai.

Nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng thành tế bào trứng, bám vào thành và cấy tế bào trứng, ngoài các tác động chung của acid folic và mang thai.

Vì vậy,nhận đủ lượng trong chế độ ăn uống là điều cần thiết để tránh việc hiếm muộn. 

Có mối quan tâm ngày cáng cao trên toàn thế giới vì nồng độ acid folic trước sinh cao làm giảm sự hiện diện của vitamin B12 có thể gây ra sự thay đổi biểu sinh ở trẻ chưa sinh ra gây hội chứng chuyển hóa, béo phì và một số bệnh người lốn như bệnh tiểu đường type II. Một lĩnh vực mới trong nghiên cứu và được quan tâm là quá nhiều hoặc quá ít acid folic trong tử cung có thể gây ra những thay đổi biểu sinh não dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ. Một số nghiên cứu dịch tễ học chứng minh có mố tương quan giữa việc bổ sung acid folic ở mẹ và nguy cơ gia tăng hen suyễn và các bệnh đường hô hấp ở trẻ. Tuy nhiên, tổng quan và phân tích tổng hợp vẫn không xác nhận những phát hiện này và được đề nghị nghiên cứu thêm để xác minh giả thuyết.

b. Khả năng sinh sản

Folate cần thiết cho khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Nó góp phần làm sinh tinh, Vì vật, nhận đủ lượng thông qua chế độ ăn uống là điều cần thiết để tránh hiếm muộn. Ngoài ra, sự đa hình trong gen của các enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa folate có thể là một lý do cho khả năng sinh biến chứng ở một số phụ nữ vô sinh không rõ nguyên nhân.

c. Bệnh tim

Uống acid folic không làm giảm bệnh tim mạch mặc dù nó làm giảm nồng độ homosteine.

Bổ sung acid folic trước khi tiêu thụ và trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.

d. Đột quỵ

Acid folic có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, trong đó có thể là do sự điều tiết homocysteine của folate. Các ý kiến chỉ ra nguy cơ đột quỵ xuất hiện nhằm làm giảm khả năng này ở một số cá nhân, nhưng việc đề nghị liên quan đến việc bổ sung ngoài mức RDA hiện tại chưa được cho phép để phòng ngừa đột quỵ. Giảm áp lực thành mạch có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách bổ sung 5 mg folate mỗi ngày. Vì tăng huyết áp là một yếu tố có khả năng dẫn đến đột quỵ. Folic khá rẻ và tương đối an toàn khi sử dụng, đó là lý do tại sao bệnh nhân đột quỵ hoặc tăng homocysteine máu được yêu cầu sử dụng vitamin B hằng ngày bao gồm acid folic.

e. Ung thư

Bổ sung acid folic thì không xuất hiện khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư.

Chế độ ăn giàu folate có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư đại trằng; một số nghiên cứu cho thấy sự liên kết mạnh mẽ với thức ăn hơn là từ thực phẩm chức năng. Một thử nghiêm tầm soát ung thư trên diện rộng đã báo cáo về tác hại tiềm tang của dung quá liều folate về ung thư vú, cho thấy thói quen bổ sung folate không được khuyến cáo như một biện pháp phòng ngừa ung thu vú. Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng folate hấp thụ thông qua ăn uống không làm tăng đáng kể hay giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

f. Antifolate hóa trị

Folate đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tế bào và mô phân chia nhanh chóng. Tế bào ung thư phân chia nhanh chóng và các loại thuốc ngăn cản sự trao đổi folate được sử dụng để điều trị ung thư. Methotrexate antifolate là một loại thuốc thuồng được sử dụng để điều trị ung thư vì nó ức chế dạng hoạt động của THF từ dihydrofolate không hoạt động (DHF). Tuy nhiên, methotrexate khá độc và gây tác dụng phụ, chẳng hạn như viêm trong đường tiêu hóa, gây khó khan khi ăn uống bình thường. Ngoài ra gây, giảm khả năng của tủy xương (gây giảm bạch cầu và tiểu cầu) thận cấp tính và suy gan.

Acid folinic, có tên thuốc là leucovorin, một dạng folate (formyl-THF) có thể giúp đảo ngược tác dụng độc hại của methotrexate. Acid folinic không giống acid folic. Việc bổ sung acid folic có vai trò ít quan trọng trong điều trị ung thư. Đã có trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng của việc thay thế tình cờ acid folic bằng acid folinic ở bệnh nhân được hóa trị bằng methotrexate. Việc bổ sung acid folinic ở những bệnh nhân đang hóa trì bằng methotrexate là để cho tế bào không phân chia nhanh như folate nhưng vẫn đảm bảo chức năng tế bào bình thường. Lượng folate cạn kiệt trong tế bào phân chia nhanh chóng (ung thư và do đó methotrexate có tác dụng.

g. Tâm lý

Một số bằng chứng cho thấy có mối liện hệ với tình trạng thiếu folate với trầm cảm. Bằng chứng giới hạn từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát cho thấy cách sử dụng acid folic ngoài SSRIs có thể có lợi. Nghiên cứu của Đại học York và Đại học Y Hull York đã tìm ra mối liên quan giữa trầm cảm và mức độ thấp của folate từ một nghiên cứu trên 15.315 đối tượng. Acid folic bổ sung ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ noradrenalin và serotonin trong não, mà có thể đây là khả năng hoạt động của acid folic hoạt động như một thuốc chống trầm cảm. Các cơ chế chính xác liên quan đến sự phát triển của tâm thần phân liệt và trầm cảm thì không rõ rang, nhưng folate có hoạt tính sinh học, methylenetetrahydrofolate (5-MTHF) như một mục tiêu trực tiếp của các nguyên tử metyl như S-Adenosylmethionine (giống nhau), tái thiết lập các dihydrobiopterin không hoạt động (BH2) vào tetrahydrobiopterin (BH4), các cofactor cần thiết cho các bước khác nhau trong sự tổng hợp monoamine, trong đó có dopamine. BH4 đóng vai trò điều tiết miniamine trong dẫn truyền thần kinh và cần thiết cho trung hòa những hoạt động của hầu hết các thuốc hống trầm cảm. 5-MTHF cũng đóng cả 2 vai trò trực tiếp và gián tiếp trong metyl hóa DNA, tổng hợp NO2 và chuyển hóa một nhóm carbon.

2. ĐỘC TÍNH

Nguy cơ độc tính từ acid folic khá thấp, vì folate là một vitamin tan trong nước và thường  xuyên được loại bỏ khỏi cơ thể qua nước tiểu. Một vấn đề liên quan đến liều lượng cao của acid folic là hiệu ứng đơ cứng mặt và được chẩn đoán là thiếu máu ác tính (thiếu hụt vitamin B12).

a. Thiếu folate

Thiếu folate có thể dẫn đến viêm lưỡi, tiêu chảy, trầm cảm, rối loạn, thiếu máu và những dị tật của ống thần kinh thai nhi và dị tật não (khi mang thai). Thiếu folate được tăng cao đối với người uống rượu. Thiếu folate được chẩn đoán bằng phân tích công thức máu và vitamin plasma B12 và folate. CBC có thể chỉ ra thiếu máu cầu lớn nhưng điều này cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B12. Folate trong huyết thanh từ 3mg/l hoặc thấp hơn cho thấy sự thiếu hụt. Folate trong huyết thanh phản ánh tình trạng folate nhưng việc đánh giá folate trong hồng cầu sẽ tốt hơn trong việc đánh giá dự trữ trong mô khi uống. Folate trong huyết thanh phản ứng nhanh hơn với lượng folate trong hồng cầu. Folate trong hồng cầu từ 140mg/l hoặc thấp hơn cho thấy tình trạng folate không đầy đủ. Mức homocysteine cũng bị ảnh hưởng bởi vitamin B12 và vitamin B6, chức năng thận và di truyền.

b. Sốt rét

Một nghiên cứu cho thấy việc bổ sung hợp chất acid folic-sắt ở trẻ dưới 5 tuổi có thể dẫn đến tử vong do tăng khả năng mắc bệnh sốt rét; điều này đã khiến cho Tổ chứ Y tế Thế giới thay đổi chính sách bổ sung acid folic-sắt ở trẻ em ở vùng dễ bị sốt rét chẳng hạn như Ấn Độ.

3. NHU CẦU DINH DƯỠNG

Các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗ và ngũ cốc,gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi chứa nhiều acid folic. Một số thức ăn sáng ngũ cốc ở các nước phát triển (nhất là các nước áp dụng quy định pháp luật bắt buộc để phục vụ cho chương trình sức khỏe quốc gia) chứa từ 25 đến 100% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về acid folic trong một khẩu phần ăn. Bảng này cho biết một số loại thức ăn chứa nhiều axít folic.

Lượng axít folic cần thiết hằng ngày được tóm tắt ở bảng sau:

Nhu cầu acid folic hằng ngày (µg)
Nam giớiNữ giới
Trên 19 tuổiTrên 19 tuổiMang thaiCho con bú
400 µg400 µg600 µg500 µg
1 µg thức ăn chứa axít folic = 0,6 µg acid folic trong thuốc bổ trợ

Theo các điều tra ở Hoa Kỳ (NHANES III 1988-91 hay 1994-96 CSFII) đa số mọi người không ăn đủ acid folic hằng ngày.

Tại Hoa Kỳ đã có chiến dịch tăng cường acid folic trong khẩu phần ăn, trong ngũ cốc và thức ăn sáng ngũ cốc, và bước đầu đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên chương trình tương tự ở Châu Âu có ít hiệu quả


  DINH DƯỠNG